Lịch sử xây dựng chợ Đà Lạt
Từ năm 1929, chợ Đà Lạt bằng gỗ được xây dựng tạm trên khu vực bên hông rạp chiếu phim Hòa Bình, khu chợ này là nơi giao thương buôn bán các mặt hàng nông sản và hàng hóa từ miễn xuôi nhập lên Đà Lạt, do chợ được làm hoàn toàn bằng gỗ nên còn được gọi là chợ Cây.
Đến năm 1937 một trận hỏa hoạn lớn đã thiêu rụi khu chợ cùng hầu hết hàng hóa bên trong, lúc này chính quyền thị xã Đà Lạt đã có dự án xây dựng chợ mới bằng gạch, để thay thế chợ Cây không còn được an toàn.
Đến năm 1958, một dự án mới nhằm nâng cấp và xây dựng mới khu chợ Cây thành chợ Đà Lạt hiện nay. Khu chợ mới được xây dựng trên nền đất sình bên dưới một thung lũng trồng xà lách son, công trình chợ Đà Lạt được thiết kế bởi kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức và nhà thầu thi công là ông Nguyễn Linh Chiểu, tất cả hạng mục của công trình được hoàn thành vào năm 1960. Sau khi hoàn thành, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã tham gia chỉnh trang lại mặt tiền, thiết kế bổ sung cầu nối bê tông, khu công viên phía trước chợ Đà Lạt và các dãy phố sung cầu chung quanh chợ.
Sau giải phóng, ngày 4/4/1993 thành phố Đà Lạt có quyết định xây dựng thêm khu B chợ Đà Lạt, dự án này do kiến trúc sư Lê Văn Rọt và Trần Hùng thiết kế thi công. Ngân sách cho công trình này được thành phố Đà Lạt cùng ngân hàng Việt Hoa tại Sài Gòn hợp tác đầu tư.
Chợ Đà Lạt hiện nay trở thành một trung tâm thương mại nổi tiếng của phố sương mù, với hàng trăm cửa hàng bán tất cả các mặt hàng từ hoa, nông sản, thực phẩm đến các mặt hàng thiết yếu như thuốc tây, quần áo, giầy dép...Chợ Đà Lạt hoạt động từ sáng sớm khoảng 3-4 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Ban đêm là không gian của chợ Đêm Đà Lạt hoạt động từ 6 giờ tối đến hơn 10 giờ khuya là tan chợ.
Hiện nay khu vực phía sau lưng chợ Đà Lạt đã được thành phố đầu tư thêm một khu chợ mới, khu chợ này có 3 tầng lầu và trang bị hiện đại. Các mặt hàng ở khu chợ mới được bán ở tầng trệch là thực phẩm, rau, củ, quả...2 tầng trên dành cho các mặt hàng như quần áo, giày dép, đặc sản Đà Lạt...
Đến tham quan mua sắm tại chợ Đà Lạt du khách nên trả giá khoảng xuống khoảng 30% các mặt hàng, những người bán hàng ở chợ thường rất nhanh trong việc phân biệt đâu là người dân địa phương, đâu là khách du lịch vì thế ở đây vẫn thường xảy ra các hiện tượng chặc chém giá cả gây ảnh hưởng uy tín đối với du khách gần xa.
___________________________________________________________________________________________
Comments