Đường đèo Ngoạn Mục quanh co uốn lượn trên những sườn núi kết nối khu vực cao nguyên Langbiang với thung lũng Ninh Sơn của tỉnh Ninh Thuận, đây là tuyến đường quan trọng huyết mạch kết nối các tỉnh khu vực Tây Nguyên với đồng bằng Duyên hải Miền Trung.
Tổng quan về đèo Ngoạn Mục - Sông Pha.
Đèo Sông Pha dài hơn 20km có độ dốc trung bình khoảng 9 độ, đây là ngọn đèo có độ dốc lớn nhất của các tỉnh miền Nam. Tọa lạc trên con đường quốc lộ 27 đi từ Phan Rang đến Đà Lạt, ngọn đèo có độ cao thấp nhất là 200m và cao nhất là 980m ở khu vực đỉnh đèo. Toàn bộ đường đèo Ngoạn Mục có 4 khúc của khuỷa tay rất nguy hiểm, con đường đèo uốn lượn qua nhiều sườn đồi, dốc núi. Dừng chân trên cung đường đèo Ngoạn Mục này, du khách sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Ninh Sơn đầy vẻ quyến rũ, lãng mạn và hùng vĩ.
Hai bên đèo Ngoạn Mục là những con suối cắt ngan qua sườn núi và hệ thống thực vật phong phú và đa dạng. Hệ thống thực vậy chung quanh khu bảo tồn thiên nhiên đèo Ngoạn Mục là những loại cây ôn đới như Thông lá dẹt, Thông lá tròn mọc rất nhiều ở khu vực giữa đèo và đỉnh đèo. Ngoài ra một số khu rừng mới được trồng lại sau này với những loại cây quý như Dầu Rái, Dầu Trà Ben xuống thấp hơn nữa là những loại cây nhiệt đới núi thấp và một số nương rẫy của người dân địa phương nơi đây. Bên dưới chân đèo Ngoạn Mục là nơi đặt nhà máy thủy điện Đa Nhim, đây là nhà máy thủy điện được người Nhật xây dựng vào năm 1963 với việc dẫn nước bằng hai ống hợp kim từ hồ Đa Nhim ở thị trấn D'ran, huyện Đơn Dương về.
Lịch sử xây dựng đèo Ngoạn Mục.
Sau
khi bác sĩ Yersin tìm ra thành phố Đà Lạt vào tháng 6 năm 1893, năm
1897 toàn quyền Đông Dương Doumer đã lên kế hoạch xây dựng một tuyến
đường kết nối từ thành phố Phan Rang lên Đà Lạt, để tiện cho việc vận
chuyển nguyên vật liệu xây dựng trạm nghĩ dưỡng tại thành phố sương mù
này. Với sự chỉ huy của đại úy người Pháp Thouars, những người này đã vẽ
ra một lộ trình dài 122km kết nối Phan Rang qua thung lũng Ninh Sơn để
lên thị trấn Dran, huyện Đơn Dương hiện nay, sau đó xuyên qua thung lũng
Đa Nhim, khu vực K'Long dưới chân núi Voi sau đó đến đèo Prenn rồi lên
Đà Lạt. Xuyên suốt lộ trình ấy, người Pháp đã lên kế hoạch xây dựng một
cung đường xuyên qua dãy núi cao là đèo Ngoạn Mục ngày nay và một tuyến
đường sắt răng cưa song song với con đường bộ này. Để xây dựng đoàn
đường đèo Ngoạn Mục xuyên qua núi hoang và rừng nguyên sinh là một trong
những vấn đề khó khăn nhất của dự án, đã có rất nhiều người hi sinh
trong lúc làm việc vì thời gian đó nơi này có rất nhiều thú dữ cùng toán
lục lâm thảo khẩu cướp bóc, hoành hành rất dữ dội.
Qua
gần 1 thể kỷ, đèo Ngoạn Mục đã được đầu tư sửa chữa và mở rộng ra rất
nhiều. Hiện nay đường đèo đã trở nên kỹ vĩ và xinh đẹp với những khúc
cua chạy quanh khu rừng già qua nhiều tần thực vật khác nhau. Ngoài ra
quanh khu vực đèo Ngoạn Mục, một khu bảo tồn thiên nhiên mới đã được
chính phủ công nhận vào tháng 8 năm 1986, đây được xem là một khu bảo
tổn thiên nhiên đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại động thực vật
khác nhau.
Khí hậu khu vực đèo Ngoạn Mục.
Điều đặc biệt của đèo Ngoạn Mục đó là độ cao chênh lệch từ dưới chân đèo lên đỉnh đèo khá cao, nên khi hậu ở đây thay đổi rõ rệt theo độ cao từ dưới lên trên. Nếu bạn di chuyển từ dưới chân đèo lên đỉnh đèo, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được sự giảm dần của nhiệt độ và sự thay đổi của hệ sinh thái hai bên đường. Sự xuất hiện của những khu rừng Phong, hoa Dã quỳ hai bên đường mang đến sự khác biệt cho một vùng khí hậu ôn đới và mát hơn.
Du lịch khu vực đèo Ngoạn Mục.
Đi qua đèo Đèo Ngoạn Mục là một trải nghiệm hấp dẫn đối với mọi du khách, với cảnh sắc hai bên đường liên tục thay đổi theo không gian và thời gian sẽ khiến du khách thích thú.
Đừng trên đỉnh đèo Ngoạn Mục những chiều đông, du khách sẽ được ngắm nhìn những mảng rừng đổi màu lá xanh, lá đỏ bao trùm trong một không gian huyển ảo giữa bao la là núi rừng.
___________________________________________________________________________________________
Comments