Cà phê chồn và sự tàn nhẫn của việc nuôi nhốt


Cà phê chồn là loại thức uống cao cấp và đắt đỏ nhật tại thị trường Việt Nam hiện nay, bên cạnh những ly cà phê chồn thơm ngon mà dân sành điệu vẫn thường xuyên thưởng thức là những hình ảnh đau thương của những con chồn bị nuôi nhốt, bắt ép ăn cà phê đến chết trong những chiếc lồng sắt.

Cà phê chồn có nguồn gốc từ Indonesia với tên gọi khác là kopi luwak, đây là một loại thức uống thuộc hàng cao cấp trên thế giới. Hương vị của món cà phê này khá đậm đà và ít Axit hơn cà phê thường do hạt cà phê đã qua quá trình lên men trong dạ dày của những con chồn. Do số lượng có hạng và quá trình chế biến công phu, cầu kỳ, chính vì thế giá của loại cà phê chồn này lúc đạt đỉnh lên đến 1000USD/1kg.


Trước đây người dân trồng cà phê thường tìm phân chồn ở các bìa rừng tự nhiên. Sau một thời gian loại cà phê này bắt đầu nổi tiếng và trở nên đắt đỏ, nhiều cơ sở kinh doanh đã bắt nhốt những con vật đáng thương này trong lồng sắt và hàng ngày bắt chúng ăn cà phê để sản xuất cà phê chồn. Tờ tạp chí Animal Welfare đã từng có một bài viết mô tả việc nuôi nhốt chồn để sản xuất cà phê như một dạng "nô lệ", để nói lên sự tàn nhẫn của phương thức sản xuất cà phê chồn này.

>>> Thực hư cà phê chồn giá rẻ tại Đà Lạt

"Điều đáng buồn ở đây là rất nhiều du khách khi thưởng thức món cà phê chồn thơm ngon này nhưng không hề hay biết rắng những  con chồn bị nhốt và đối xử rất tàn nhẫn, thậm chí còn chụp ảnh và đưa lên mạng xã hội", Neil D'Cruze, nhà nghiên cứu từ tổ chức phi lợi nhuận Bảo vệ Động vật Thế giới viết trong báo cáo.

Trong tự nhiên, hạt cà phê nằm trong khẩu phần của chồn để cân bằng chế độ ăn uống, còn chồn nuôi nhốt bị ép ăn quá nhiều hạt còn xanh. Là giống hoạt động về đêm, chúng dễ căng thẳng do phải ở ngoài ánh nắng mặt trời ngột ngạt. Khi bị kích động, chồn sẽ đánh nhau, tự gặm nát chân mình và thậm chí bị chứng phân kèm máu. Nhiều con bị bệnh và chết do căng thẳng.


Từ năm 2013, ít nhất 13 nhà bán lẻ đã loại bỏ cà phê chồn khỏi danh mục sản phẩm, kể cả các cửa hàng phân phối lớn, và hứa rằng sẽ thực hiện điều tra quy trình sản xuất. Tuy nhiên để điều tiết ngành công nghiệp cà phê rất phức tạp. Việc giám sát nguồn gốc hạt cà phê vốn đã khó, để xác định có xảy ra tình trạng tàn nhẫn với động vật không có thước đo rõ ràng còn khó hơn.

Phó giám đốc Công tác bảo tồn khu vực Đông Nam Á, Chris Shepherd tỏ ra lo ngại: "Indonesia là nhà sản xuất chính, nhưng hình thức này còn tồn tại cả ở Thái Lan, Việt Nam và nhiều khu vực khác. Nên có nhiều nghiên cứu để hiểu được quy mô ngành này một cách đầy đủ, và tìm cách giảm thiểu lượng cầu đối với một sản phẩm có quy trình tàn nhẫn với động vật".


DU LỊCH ĐÀ LẠT - DALATTRONGTOI.COM

___________________________________________________________________________________________

Có thể bạn quan tâm

Đà Lạt Trong Tôi
Cà phê chồn và sự tàn nhẫn của việc nuôi nhốt Cà phê chồn và sự tàn nhẫn của việc nuôi nhốt Cà phê chồn và sự tàn nhẫn của việc nuôi nhốt Cà phê chồn và sự tàn nhẫn của việc nuôi nhốt
9/10 986 bình chọn

Comments