Cảnh báo tình trạng chặt chém, lừa đảo ép buộc mua đồ đặc sản Đà Lạt


Những ngày gần đây dân cư mạng đang phẫn nộ về sự việc một du khách là nữ bị chủ cơ sở chế biến kinh doanh mứt đồ đặc sản đánh bị thương. Đây là một trong rất nhiều sự việc đã diễn ra tại Đà Lạt mà cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát được.


Tình hình cò mồi tại du lịch lấy danh nghĩa vào thăm vườn dâu tây giá rẻ rồi ép du khách mua mứt đặc sản ở Đà Lạt đã diễn ra từ lâu. Nhưng đây là lần đầu tiên UBND thành phố Đà Lạt thừa nhận có hiện  tượng  cò du lịch đang lộng hành và dùng bạo lực, đe dọa tài xế, du khách, buộc họ phải mua sắm, sử dụng dịch vụ.

Ngày 26/4 UBND thành phố Đà Lạt đã ra ra văn bản số 2490/UBND-VX2 tăng cường điều tra, rà soát, thặt chặt xử lý dứt điểm nạn “cò du lịch” trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo Công an tỉnh Lâm Đồng, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch, Sở Công thương và UBND các huyện, thành phố khẩn trương vào cuộc “dẹp nạn cò”.

Sau rất nhiều lần du khách phản ánh bị hiện tượng bị “cò du lịch” dụ dỗ, ép buộc mua đặc sản thì nay UBND thành phố Đà Lạt đã nên tiếng về vấn đề này. Chiêu trò của “cò du lịch” Đà Lạt có rất nhiều mánh khóe từ dụ dỗ khách du lịch, đe dọa hướng dẫn viên du lịch bắt họ phải vào mua sắm, sử dụng dịch vụ tại một số địa chỉ trên địa bàn, đặc biệt là các cửa hàng mua sắm đặc sản Đà Lạt, cơ sở mang tên “lò mứt”, “vườn dâu”… Hành vị này đã làm ảnh hưởng không ít đến diện mạo cũng như uy tín của thành phố Đà Lạt.


Tuy đã triển khải được một thời gian nhưng dường như vấn nạn dẹp “cò du lịch” của UBND thành phố Đà Lạt vẫn trong tình trạng dậm chân tại chỗ.  “Cò du lịch”, nhất là cò “đặc sản Đà Lạt”, những ngày này lại càng diễn ra công khai.

Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này PV đã đóng vai khách du lịch trà trộn xem xét. Ngay sau khi vừa đặt chân đến vườn hoa thành phố (Đây cũng là khu vực các cò du lịch đứng rất nhiều) thì đã có liên tiếp hai thanh niên khoảng 30 tuổi đi xe gắn máy tiếp cận, áp sát xe vừa chạy vừa mời đi tham quan vườn dâu miễn phí trên đường Nguyên Tử Lực, phường 8, TP Đà Lạt. 

Ngay khi PV từ chối thì 2 người này đã áp sát PV và đưa card visit của hai quầy “Đặc sản Đà Lạt”, một trên đường Nguyên Tử Lực, một có địa chỉ ở đường Phù Đổng Thiên Vương.

Không những vậy Pv tiếp tục đứng ở trước cổng vườn hoa thành phố thì chưa đầy 10 phút đã  có ít nhất 10 thanh niên, tuổi từ 17-35 liên tục dùng xe gắn máy (thậm chí không đội mũ bảo hiểm) áp sát quan sát du khách hoặc các xe du lịch để chèo kéo mời chào du khách đến những địa điểm bán đặc sản Đà Lạt. Hành vi này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thiện cảm, hình ảnh của du khách dành cho Đà Lạt.


Không những vậy hành vi này còn tiểm ẩn nhiều vấn đề về an toàn giao thông cũng như dễ xảy ra tranh chấp gây mất trật tự xã hội. 

Không chỉ ở Vườn hoa thành phố mà những khu du lịch khác như thung lũng tình yêu vấn nạn này cũng không có chút nào thay đổi. Mà vấn nạn này còn công khai hơn cả trong trung tâm thành phố rất nhiều. Ở đây khu du khách hoặc xe du lịch mới di chuyển gần đến cách thung lũng tình yêu chủng 500-700m đã có “cò du lịch” bám sát chèo kéo vào các lò mứt tại khu vực này. 

Tuyến đường Phù Đổng Thiên Vương và Mai Anh Đào là khu vực tạp trung nhiều lò mứt nhất Đà Lạt. Vì vậy “cò du lịch” ở đây hoạt động công khai chèo kéo làm phiền khách du lịch rất nhiều. Đặc biệt vào những ngày lễ ngay từ dưới khu vực ngã 5 đại học, hay đi dọc đường du khách cũng bị “cò du lịch” ép sát, mời chào đến ghé thăm vườn dâu miễn phí để lừa lọc du khách.

Theo như UBND thành phố cho biết thì cò mồi du lịch sẽ được hưởng chiết khấu đến 40% nếu có khách ghé thăm và mua đặc sản tại các cơ sở. Tuy đã nhiều lần ra văn bản chấn chỉnh nhưng vẫn chưa thể xử lý tận gốc hiện tượng này. Đây cũng là vấn đề nhức nhối của ban ngành chức năng tại Đà Lạt không kém vấn nạn tăng giá phòng du lịch hay vấn đề ép giá đồ ăn ẩm thực tại đây.

Điều đáng lưu ý là hầu hết những đặc sản tại đây đều là hàng Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Sau khi tìm hiểu PV đã được một người bán hàng trên đường Phù Đổng Thiên Vương tiết lộ. Hàng đặc sản nhập từ Trung Quốc sau đó được gắn nhãn mác là đặc sản Đà Lạt chia thành từng bì nhỏ bán cho khách du lịch.

Để chứng minh cho điều đó vào cuối tháng 3, cơ quan chức năng TP Đà Lạt đã bắt giữ 300 kg “Đặc sản Đà Lạt” không rõ nguồn gốc.

Chúng ta có thể thấy đi Đà Lạt hiện nay các bạn nên tìm hiểu thật kỹ mua đặc sản nên mua những nơi uy tín ở khu vực nội thành tránh những điều hối tiếc xẩy ra làm mất đi niềm vui trong chuyến du lịch Đà Lạt của mình.


Đà Lạt Trong Tôi
Cảnh báo tình trạng chặt chém, lừa đảo ép buộc mua đồ đặc sản Đà Lạt Cảnh báo tình trạng chặt chém, lừa đảo ép buộc  mua đồ đặc sản Đà Lạt Cảnh báo tình trạng chặt chém, lừa đảo ép buộc mua đồ đặc sản Đà Lạt Cảnh báo tình trạng chặt chém, lừa đảo ép buộc  mua đồ đặc sản Đà Lạt
9/10 986 bình chọn

Comments