Chế độ mẫu hệ của người thiểu số Đà Lạt


Nếu như người kinh chúng ta đàn ông đi lấy vợ, thừa kế tài sản, quyết định hầu hết các vấn đề quan trọng trong gia đình thì người dân tộc K'Ho bản địa ở đây lại có văn hóa truyền thống ngược lại, phụ nữ nắm mọi quyền lực trong gia đình từ cưới chồng, kinh tế đến các vấn đề khác.


Chế độ mẫu hệ chính là một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên nói chung và người K'Ho ở chân núi Langbiang nói riêng. Mỗi khi đến tuổi cập kê, người con gái nếu thích anh nào trong làng sẽ về nhà xin ý kiến cha mẹ, bên gia đình nhà gái sẽ chuẩn bị lễ vật để đến nhà trai xin hỏi cưới, những anh chàng cao to làm được nhiều việc sẽ nhận được nhiều sính lễ, những anh kém sắc lười biếng sẽ được trả lễ vật ít hơn. Sau khi đám cưới được tổ chức, người con trai sẽ về chung sống với nhà vợ, làm việc theo sự sắp xếp cũng như chỉ đạo từ vợ, đến khi mất tro cốt sẽ được gửi về nhà trai thờ cúng. 


Người dân ở đây coi mặt trời là của thế giới thần linh, biểu tượng được đặt ở vị trí trang trọng và cao nhất trên mái nhà rông. Mặt trăng được họ quan niệm là sự bí ẩn thiêng liêng, quyền lực của người phụ nữ, biểu tượng được đặt trên cây nêu tượng trưng cho sự huyền bí, đặt ở cầu thang có bầu vú cách điệu là đặc trưng cho quyền lực mẫu hệ ở gia đình.

Ở chế độ mẫu hệ , người mẹ là người giữ vai trò lãnh đạo. 

Ngày xưa, vùng đất cao nguyên mênh mông, núi rừng hùng vĩ, chói chang ánh mặt trời, đầy mưa rừng, thú dữ, để tồn tại và thích nghi, họ phải phát rừng, làm rẫy, săn bắn để ăn, trồng bông, dệt vải để mặc. Muốn ổn định, phát triển lâu dài họ phải biết quản lý, phân phối sức lao động, nuôi dạy con cái, phải có người trụ cột trong gia đình và không ai khác đó là người phụ nữ. Tài sản duy nhất của mỗi gia đình là sự đoàn kết và tương trợ. Đối với họ không có sự cô đơn và bỏ rơi. Mọi người phải đều thấm nhuần tư tưởng: Chỉ hưởng thụ vừa phải, đừng tham lam, phải điều độ và chan hòa về tình cảm... Những khuôn mẫu đó do người phụ nữ, người vợ trong gia đình tiết chế. Vì người đàn ông, hãy trang bị cho họ đầy đủ vũ khí sắc bén để họ lăn xả vào cuộc chiến đấu lớn, khốc liệt với kẻ thù, thù tộc, thú dữ rình rập.Phận đàn bà là sinh nở, nuôi dạy con cái, trồng trọt, chăn nuôi, đem lại sự ổn định trong gia đình, bộ tộc. Do vậy, gia đình phải để họ cai quản, đây là quyền lợi và nghĩa vụ cao cả của người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ giữ vai trò lãnh đạo và đầy quyền lực.


Một trong những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên là chế độ mẫu hệ, họ đã sáng tạo một nền văn hóa khá toàn diện, mang đậm bản sắc dân tộc, ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ như các Lễ hỏi chồng (Trok kô - ông), Lễ thỏa thuận (Bi kuotd), Lễ cưới (Kbih cung mô)... Thừa kế tài sản thuộc về nữ, bên nhà gái cưới chồng cho con, con sinh ra mang họ mẹ. Chế độ mẫu hệ ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc, điêu khắc, hoa văn trang trí, thổ cẩm của người Tây Nguyên.

Một điều bất ngờ thú vị, xã hội càng phát triển thì người đàn ông là trụ cột gia đình và chuyển qua chế độ phụ hệ. Dù mẫu hệ hay phụ hệ nhưng Già làng vẫn là đàn ông. Trong thế giới động vật có đời sống mẫu hệ: Ong, voi, cá voi… Dù mẫu hệ hay phụ hệ đều coi trọng con người, sự sống tồn tại không có quyền lực nào mạnh hơn tình yêu của họ.

Ngày nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong cuộc sống và ý thức của tộc người Tây Nguyên, như lưu giữ được nhiều bản sắc văn hóa rất riêng và độc đáo, góp phần vào sự đa dạng, phong phú chung trong văn hóa của các dân tộc ở vùng đất đầy nắng mặt trời, núi non hùng vĩ, vùng đất của lễ nghi, phong tục, lễ hội. 


DU LỊCH ĐÀ LẠT - DALATTRONGTOI.COM

___________________________________________________________________________________________


Đà Lạt Trong Tôi
Chế độ mẫu hệ của người thiểu số Đà Lạt Chế độ mẫu hệ của người thiểu số Đà Lạt Chế độ mẫu hệ của người thiểu số Đà Lạt Chế độ mẫu hệ của người thiểu số Đà Lạt
9/10 986 bình chọn

Comments