Hôm nay vào lúc 21 giờ ngày 9 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp lần thứ 27 của hội đồng điều phố Quốc tế thuộc chương trình về con người và sinh quyển của UNESCO. Khu dữ trứ sinh quyển Langbiang đã được tổ chức này công nhận là khu dữ trữ sinh quyển của thế giới và đưa tổng số khu dữ trữ sinh quyển của cả Việt Nam hiện tại là 9 khu vực. Khu dự trữ sinh quyền Langbiang được xem là khu dữ trữ sinh quyển đầu tiên của khu vực Tây Nguyên này.
Vào thời điểm quan trọng khi chủ tịch của chương trình về con người và sinh quyển của UNESCO gõ búa chính thức tuyến bố công nhận khu dự trữ sinh quyên Langbiang là khu dữ trữ sinh quyển của thế giới, toàn bộ những đại diện của Việt Nam bao gồm đại diện tỉnh Lâm Đồng, đại diện của ủy ban quốc gia UNESCO và các đại diện khác của Việt Nam tại hội nghị đã vui mừng, giương cao quốc kỳ để bày tỏ niềm tự hào trước sự ghi nhận của thế giới đối với khu dự trữ sinh quyển Langbiang
Để bày tỏ sự vui mừng trước bạn bè quốc tế, ông Phạm S Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đã phát biểu bày tỏ niềm vui mừng và tự hào cũng như cam kết với hội đồng về các dự án quy hoạch bảo vệ và phát triển khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang theo các điểu khoản của chương trình Con người và Sinh quyển thế giới của hội đồng UNESCO đưa ra.
Rất nhiều đại diện các nước đã đến chúc mừng cho Việt Nam và đánh giá cao hồ sơ xin chứng nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang của Việt Nam. Một đại diện của đoàn Thái Lan chia sẽ: "Thái Lan và Việt Nam cùng nằm trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á và chúng tôi rất vui khi Khu Dự trữ sinh quyển của Việt nam được công nhận. Năm nay, chúng tôi không đề cử hồ sơ Khu Dự trữ sinh quyển nào nhưng 2 năm tới Thái Lan sẽ đề cử. Chúng tôi có quan hệ hợp tác nhiều lĩnh vực chặt chẽ với Việt Nam và đánh giá cao sự tham gia của Việt Nam vào các hội nghị của Chương trình Con người và Sinh quyển thế giới".
Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới LangBiang có diện tích rộng khoảng 275.439 hecta nằm ở phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, thuộc khu vực huyện Lạc Dương giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa. Khu dự trữ sinh quyển được đặt tên theo ngọn núi cao nhất của Lâm Đồng là núi Lang Biang. Nơi có câu chuyện tình thơ mộng và lãng mạn giữa chàng K'Lang và nàng H'Biang của người K'Ho, người đồng bào thiểu thiểu số sinh sống tại khu vực Lâm Đồng hàng trăm năm nay.
Nơi đây còn lưu giữ được những giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiện, hòa quyện với những nét văn hoá truyền thống của Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
___________________________________________________________________________________________
Comments