Người dân trồng rau Đà Lạt điêu đứng khi Trung Quốc đội lốt rau Đà Lạt


Thời gian gần đây rau củ quả Đà Lạt rớt giá trầm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến sự việc này là rau củ quả Trung Quốc được nhập về hàng loạt đội lốt rau củ quả Đà Lạt khiến cho hầu hết các loại nông sản Đà Lạt mất giá đến mức nông dân phải nhổ bỏ hoặc cho gia súc ăn.


Đà Lạt được xem là một trong những vùng đất trồng rau lớn nhất của cả nước. Rau của Đà Lạt luôn được ưa chuộng của người dân cả nước, vì vậy tuy là mảnh đất trồng rau lớn nhưng rau Đà Lạt vẫn không đủ để cung cấp cho các tỉnh thành, đặc biệt các thành phố lớn như Hồ Chí Minh… Những năm trước vào khoảng tháng 7, tháng 8 mùa mưa hàng năm giá rau Đà Lạt luôn ở mức đỉnh điểm. Vậy mà năm nay giá rau Đà Lạt đang ở mức rất thấp, đến mức các hộ trồng rau Đà Lạt đang để rau già mà không thu hoạch tại các vườn trồng rau.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì Đà Lạt Trong Tôi được người dân cho biết giá rau rẻ như cho là bởi vì nhập quá nhiều rau Trung Quốc và có hiện tượng “rửa” rau Trung Quốc thành rau Đà Lạt.

Tại các vườn rau lớn ở Đà Lạt các loại rau như bắp sú, cải thảo, cải cúc… đến thời điểm thu hoạch nhưng để già úa, hư hỏng ngay tại vườn mà người dân không thu hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do giá cả các loại nông sản này xuống giá quá thấp, mưa nhiều làm người dân và thương lái không mặn mà với việc thu hoạc, cũng như thu mua các loại rau củ này.

Chị Nguyễn Thị Dương, ngụ đường Vòng Lâm Viên, TP Đà Lạt cho biết, vụ hè thu này gia đình chị canh tác hơn 5 sào rau, trong đó 70% diện tích được trồng bắp sú, số còn lại là cải thảo. Khi xuống giống bắp cải được một tháng, chị Dương bán nguyên vườn cho thương lái với giá 5.000 đồng/gốc.


Đạp bật gốc cho rau chậm lớn

Vườn rau bắp cải của chị Dương tuy đã quá ngày thu hoạch và bị hư hỏng đến khoảng 20% bị già, úa, bật gốc… nhưng chị Dương vẫn không thu hoạch và thương lái cũng không quay lại để thu mua vì giá quá thấp.

Để thu hoạch vườn rau chi phí thuê nhân công thu hoach, chi phí vận chuyển… lại cao thương lái sẽ thua lỗ khá nhiều nên họ bỏ vườn không thu hoạch. Ở các khu vực trồng rau tại Đà Lạt không ít những gia đình như chị nhà chị Dương dù thương lái đã đặt nhưng không quay lại thu hoạch để các vườn bắp cải hư hỏng nặng.

Ông Trần Thanh Nhân, một thương lái chuyên thu mua rau Đà Lạt vận chuyển đi TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ cho biết: “Những năm trước, vào mùa mưa giá bắp cải Đà Lạt lên rất cao, có thời điểm khan hiếm hàng giá tăng gần 10.000 đồng/kg nên vào tháng 5 vừa qua, vợ chồng tôi bỏ tiền mua gần 2 ha bắp cải mới được nhà vườn xuống giống 1 tháng với giá từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Tưởng như mọi năm, vào mùa mưa giá bắp cải sẽ lên cao. Ai ngờ... thua lỗ thảm!”.


Cùng hoàn cảnh vườn cải thảo ở các vườn rau Đà Lạt cũng rớt giá thảm chỉ 2.000đ/1kg thấp hơn năm ngoái đến 50%. Ông Phạm Văn Hưng, ngụ đường Nguyên Tử Lực, TP. Đà Lạt cho biết, mặc dù giá xuống rất thấp nhưng lượng tiêu thụ cải thảo trên thị trường vẫn rất chậm nên cả nhà vườn và thương lái đều đang lâm vào cảnh khốn đốn, vì bán không ai mua.

Không chỉ rau bắp cải hay cải thảo mà loại rau ngắn ngày như cải cúc, xà lách xoăn…cũng chỉ đạt hơn 2.000 đồng/kg. Hiện tượng nông sản xuống thấp là điều khá hiếm ở Đà Lạt vào mỗi mùa mưa. Bởi Đà Lạt mỗi mùa mưa thường các loại rau rất khó trồng, hay sâu bệnh, hoặc dập nát do mưa bão nên giá sẽ cao hơn các tháng khác. 

Nguyên nhân giá rau rớt thảm do đâu?

Các nhà vườn trồng rau ở Đà Lạt cho biết năm nay giá cả nông sản xuống thấp từ đầu năm đến nay các hộ trồng rau chỉ hòa vốn, hoặc bù lỗ. Các thương lái thu mua nông sản thì cho hay giá các loại nông sản bị xuống thấp chủ yếu do sự nhập nhằng, lẫn lộn giữa các loại rau Đà Lạt và rau Trung Quốc cùng loại trà trồn vào nhau gây hoang mang. Trong khi đó rau Trung Quốc lại nhập khá nhiều khiến mất cân bằng thị trường, hiện tượng cung lớn hơn cầu khiến giá nông sản xuống thấp.


Ở Đà Lạt hiện nay tình trang các tiểu thương vì lợi nhuận các tiểu thương nhập nông sản Trung Quốc vào Đà Lạt rồi "nhập nhèm, đội lốt" xuất bán với mác “nông sản Đà Lạt” cũng gây ảnh hưởng tới thương hiệu và nền nông nghiệp Đà Lạt. Dù UBND thành phố Đà Lạt đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc  tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp buôn bán nông sản Trung Quốc không có hóa đơn chứng từ hợp pháp, có hành vi gian lận thương mại.

Vào ngày 25/7 Chi Cục quản lý thị trường Lâm Đồng đã phối hợp với CSGT Công an huyện Đạ Huoai kiểm tra hành chính xe tải lưu thông hướng TP. Hồ Chí Minh đi Đà Lạt, phát hiện gần 4 tấn cà rốt, 200kg tỏi Trung Quốc không hóa đơn chứng từ.

Tp. Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất hiện nay nhưng dường như rau củ đang được các tiểu thương chuyển ngược từ Tp.Hồ Chi Minh về Đà Lạt để hợp thức hóa thành rau củ Đà Lạt rồi chuyển về Sài Gòn với mác rau củ Đà Lạt để tiêu thụ. Sự gian lận này chính là nguyên nhân khiến những người trồng rau ở Đà Lạt đang điêu đứng khi nông sản Đà Lạt không thể cạnh tranh với nông sản giá rẻ Trung Quốc. 


Đà Lạt Trong Tôi
Người dân trồng rau Đà Lạt điêu đứng khi Trung Quốc đội lốt rau Đà Lạt Người dân trồng rau Đà Lạt điêu đứng khi Trung Quốc đội lốt rau Đà Lạt Người dân trồng rau Đà Lạt điêu đứng khi Trung Quốc đội lốt rau Đà Lạt Người dân trồng rau Đà Lạt điêu đứng khi Trung Quốc đội lốt rau Đà Lạt
9/10 986 bình chọn

Comments