"Vua hàng hiệu" Hạnh Nguyễn muốn biến Đại học Đà Lạt thành Harvard của Việt Nam


"Mong muốn của tôi không chỉ là đóng góp để xây dựng mô hình giáo dục đào tạo, mà ngay cả các tiện ích mang lại cho sinh viên cũng phải theo chuẩn của đại học hàng đầu của Mỹ, từ ký túc xá, khuôn viên trường, cho đến thư viện..."

Trong buổi lễ kỷ niệm 34 năm ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam của trường Đại học Đà Lạt, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự. Vốn là cựu sinh viên khóa 6, Khoa Chíntrị kinh doanh của Trường trong niên khóa 1969 – 1973, sau khi tốt nghiệp ông Hạnh Nguyễn tiếp tục học MBA tại Mỹ.

Đại học Đà Lạt trước đây là Viện Đại học Đà Lạt thành lập năm 1958. Hiện trường là một trong những trường đại học trọng điểm của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.


Nhiều năm liền với vai trò là thành viên Hội đồng trường Đại học Đà Lạt, ông Hạnh Nguyễn đã đóng góp rất nhiều trong quá trình xây dựng và phát triển các chính sách, chiến lược ảnh hưởng sâu rộng đến nhà trường.

Phát biểu trong lễ trao bằng, ông Hạnh Nguyễn bày tỏ mong muốn được "xây dựng Đại học Đà Lạt theo hình mẫu của Đại học Harvard tại Mỹ".

"Mong muốn của tôi không chỉ là đóng góp để xây dựng mô hình giáo dục đào tạo, mà ngay cả các tiện ích mang lại cho sinh viên cũng phải theo chuẩn của đại học hàng đầu của Mỹ, từ ký túc xá, khuôn viên trường, cho đến thư viện..."

Được biết từ tháng 9/2016, đại học Đà Lạt đã làm việc với các giáo sư đại học Harvard, MIT. PGS.TS. Nguyễn Đức Hòa, hiệu trưởng trường đề nghị tiến tới hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - quản trị kinh doanh với Đại học Harvard và công nghệ thông tin cùng MIT trong tương lai gần.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến với biệt danh Vua hàng hiệu, hiện là chủ tịch công ty Liên Thái Bình Dương- Imexpan Pacific (IPP). Ông là người đã có nhiều nỗ lực trong việc đàm phán để mở tuyến bay chính thức giữa Việt Nam với Philippines, ông cũng là một trong những Việt kiều đầu tiên về nước đầu tư IPP.

IPP hiện đầu tư trên 47 dự án với tổng số vốn trên 455 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho hơn 22.000 lao động tại Việt Nam.


Ngoài đầu tư kinh doanh, chủ tịch IPP rất coi trọng việc tham gia vào công tác từ thiện xã hội đặc biệt trên các lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo,văn hóa, giáo dục ở những vùng sâu, vùng xa. Từ năm 2005 đến nay, IPP đã đóng góp các hoạt động từ thiện trên 5 triệu USD.

Bản thân ông Hạnh Nguyễn hiện là Ủy viên Hội đồng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ vì Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu và trong năm 2016 là Ủy viên Hội đồng Trường Đại Học Đà Lạt.

Trên cương vị ủy viên hội đồng trường, ông Hạnh Nguyễn cho biết Tập đoàn IPP sẽ đón nhận sinh viên thực tập và tuyển dụng những sinh viên xuất sắc vào làm việc.

Đây là những bước đi đầu tiên cho một chương trình sâu rộng hơn góp một phần đưa hoạt động đào tạo hướng đến sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, gắn kết giữa đào tạo và tuyển dụng, tạo cơ hội ngày càng lớn cho sinh phát triển nghề nghiệp.

Đà Lạt Trong Tôi
"Vua hàng hiệu" Hạnh Nguyễn muốn biến Đại học Đà Lạt thành Harvard của Việt Nam "Vua hàng hiệu" Hạnh Nguyễn muốn biến Đại học Đà Lạt thành Harvard của Việt Nam
9/10 986 bình chọn

Comments