Đà Lạt hôm nay – Quá nhiều những điều thở than


Mấy hôm nay, các trang báo lại liên tục đưa tin bài về Đà Lạt. Nhưng, thay vì những dòng “tít” ca ngợi hay đôi bài cảm nhận hay ho về chuyến du xuân đến phố núi,… thì đáng buồn thay, các bài báo đều đồng loạt thay lời “thở than” của du khách khi đến với Đà Lạt – một Đà Lạt đã chẳng còn vẹn nguyên như những tháng năm hoàng kim thuở trước.


Du lịch chính là mũi nhọn kinh tế của Đà Lạt. Dường như chưa bao giờ, Đà Lạt thôi thu hút khách du lịch. Từ khí hậu, kiến trúc đến hình núi ảnh sông,… tất cả đều là những tặng phẩm quý báu mà Đà Lạt may mắn có được. Những nét văn hóa một thời làm nên hồn cốt Đà Lạt đang dần mai một, thành phố mộng mơ, hiền hòa nay còn đâu!

Chợ đêm thành nơi xô bồ, bát nháo và đầy hỗn tạp

Chợ đêm là một nét văn hóa đẹp của Đà Lạt. Đến Đà Lạt, nhất định phải đi chợ đêm. Chợ đêm luôn nằm trong lịch trình của bất kì chuyến đi nào đến Đà Lạt. 

Chợ đêm những ngày thường đã đông, chợ đêm trong những ngày lễ hội lại càng trở nên nhộn nhịp. Thế nhưng, đáng buồn thay, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, chợ đêm Đà Lạt đã đôi phần trở nên “xấu xí” và chẳng còn “bình dị, gần gũi” như xưa.


Gần đây nhất là vụ việc du khách vì không hài lòng với món ăn nên có lời qua tiếng lại, đôi co với chủ quán. Đỉnh điểm là khi du khách chụp hình lại quán thì lại bị nhân viên quán giật điện thoại, dẫn đến cảnh xô xát. Hậu quả là một du khách ngất xỉu, một du khách bị xây xát, chấn thương răng, hàm. Sự việc lại một lần nữa làm dấy lên tính nghiêm trọng của những “ung nhọt” vẫn được ẩn dưới cái danh dịch vụ du lịch. 

Lẽ dĩ nhiên, đây không phải là vụ việc đầu tiên xảy ra ở Đà Lạt. Còn nhớ cách đây 3 năm, cũng tại chợ đêm Đà Lạt, do mâu thuẫn khi giành khách vào quán, Hồ Ngọc Nhân (16 tuổi) bị một "cò" của hàng quán bên cạnh dùng dao đâm thủng phổi, gục tại chỗ. Cũng tại chợ này, ngày 28-7-2013, trong lúc mua dâu tây, chị H.N.T (du khách đến từ Kiên Giang) bị người bán hàng rong Phạm Thị Hương (34 tuổi) đánh ngất xỉu.

Hết “bát nháo, xô bồ” lại tới nạn “chặt chém, thét giá”, Đà Lạt hôm nay đâu đâu cũng là “cạm bẫy”, khiến du khách trở nên ngao ngán, người dân Đà Lạt lại chỉ biết “thở than”.

Cách đây không lâu, từng có 2 du khách nước ngoài đã đến công an phường 1, Đà Lạt để khiếu nại vụ việc phải thanh toán không sử dụng món ăn tại chợ đêm Đà Lạt nhưng vẫn bị chủ quán tính tiền. Hay việc “ăn 2 tô miến” lại phải thanh toán lên đến 700.000 đồng, một tô canh chua bị "chém" 250.000 đồng, còn nhiều nhà nghỉ, khách sạn mùa cao điểm bị thổi giá lên gấp đôi, gấp ba, khách phàn nàn có thể bị đánh. 

Những sự việc như thế không hiếm và càng lúc càng có dấu hiệu tăng tiến về “chất”. Từ những vấn đề chỉ liên quan đến tài chính, thì những sự việc về sau đã có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng du khách.

“Đà Lạt hôm nay lạ lẫm quá!” – Một du khách đã từng thở dài khi như thế khi nhắc đến Đà Lạt.

Đây phải chăng là những hồi chuông đáng báo động cho một thành phố, vẫn lấy du lịch làm niềm tự hào?

Đà Lạt ra “nông nỗi” ấy – Trách nhiệm do ai?

Sau những sự việc đầy “xấu hổ” ấy, điều càng khiến người ta quan tâm hơn chính là trách nhiệm ấy, thuộc về ai? Liệu những xử việc ấy sẽ đi về đâu? Có được xử lí thỏa đáng hay không? Liệu có thể dứt điểm chăng?

Đằng sau một câu chuyện, là quá nhiều những nỗi lo. Du khách lo rằng bản thân mình sẽ lại là người tiếp theo không may mắn gặp lại những cảnh ấy. Người Đà Lạt đau buồn khi mảnh đất mình thương yêu trở nên “xấu xí” đi. Các cơ quan chức năng lại đau đầu khi quá khó để kiểm soát những vấn nạn như thế.


Sau khi vụ việc xảy ra, nhiều ý kiến trên mạng xã hội cho rằng nên chăng dẹp bỏ chợ đêm Đà Lạt. Trung tá Hòa thừa nhận hoạt động ở chợ đêm Đà Lạt rất phức tạp. Thế nhưng, khu vực này hình thành từ rất lâu, là nét đặc trưng của thành phố nên khó dẹp bỏ.

Theo những người lớn tuổi ở Đà Lạt này, chợ đêm Đà Lạt hình thành hơn nửa thế kỷ qua. Từ thời đô thị chưa có đèn chiếu sáng thâu đêm, những gánh hàng rong bán hột vịt lộn, xôi, sữa đậu nành trước khu vực chợ Đà Lạt đốt đèn dầu, bếp củi bập bùng trong sương trông giống ở "cõi âm" nên mới có tên chợ Âm Phủ. Sự giản đơn, dân dã đó lại có sức hút đối với du khách và chợ đêm Đà Lạt trở thành địa chỉ ẩm thực về đêm hấp dẫn.

Mặt khác, chợ đêm Đà Lạt được quản lí bởi nhiều cơ quan khác nhau nên việc phối hợp để chặt chẽ cũng là một vấn đề khó khăn. 

“Đây là trường hợp nhỏ nhưng không vì thế mà UBND tỉnh bỏ qua. Trường hợp này là con sâu làm rầu nồi canh. Việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch địa phương nhưng mức độ như thế nào thì phải chờ" - Ông Ông Phùng Khắc Đồng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết.

Việc giữ gìn nét đẹp văn hóa của một miền đất đi song song cùng việc quản bá hình ảnh ấy luôn tồn tại quá nhiều khó khăn. Không được nhiều người biết đến thì dần mai một, được nhiều người biết đến, được đưa vào du lịch thì lại tồn tại quá nhiều măt trái đáng buồn. 

Nói hoài, nói mãi vẫn là câu chuyện về ý thức. Giá như người kinh doanh có ý thức, du khách có ý thức, ai cũng một lòng gìn giữ những nét đẹp văn hóa của mảnh đất này, thì Đà Lạt đâu phải “thở than” hoài như vậy.


Đà Lạt Trong Tôi
Đà Lạt hôm nay – Quá nhiều những điều thở than Đà Lạt hôm nay – Quá nhiều những điều thở than Đà Lạt hôm nay – Quá nhiều những điều thở than Đà Lạt hôm nay – Quá nhiều những điều thở than
9/10 986 bình chọn

Comments