1. Giới thiệu về Đà Lạt.
Đà Lạt còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như thành phố của ngàn hoa, thành phố mộng mơ, thành phố ngàn thông...Với nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp, Đà lạt hiện nay là một trong những thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thành phố Đà Lạt có tên tiếng Latin là: Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem có nghĩa là cho người này niềm vui, cho người khác sự thoải mái".
2. Vị trí địa lý
Đà Lạt tọa lạc trên độ cao 1500m so với mực nước biển trên cao nguyên Langbiang hùng vĩ. Thành phố Đà Lạt tiếp giáp với một số huyện lân cận như huyện Lạc Dương về phía Bắc, huyện Đơn Dương về phía Đông Nam, huyện Lâm Hà, Đức Trọng về hướng Nam và Tây Nam. Cách đây khoảng 125 năm, Đà Lạt là một thung lũng trên cao xa xôi hẻo lánh với người Việt, nơi đây chỉ có đồng bào thiểu số là người Lạch thuộc một nhóm dân tộc K'Ho sinh sống. Đà Lạt có diện tích khoảng 395 km², được bao bọc bởi các đỉnh núi cao và các dãy núi trùng trùng điệp điệp nối nhau liên tiếp. Nơi cao nhất tại trung tâm thành phố là Dinh tỉnh trưởng (1532m) phía sau chợ Đà Lạt và thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1 398m).
3. Khí hậu Đà Lạt
Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao quanh, Đà Lạt có một nền khí hậy đặc trưng của vùng miền ôn đới. Nhiệt độ Đà Lạt quanh năm chỉ giao động trung bình từ 18 đến 22 độ C, nhiệt độ cao nhất của năm cũng không bao giờ vượt quá con số 30 độ và thấp nhất không dưới 6°C.
Đà Lạt mỗi năm có hai mùa rõ nét. Mùa mưa Đà Lạt bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa Hạ, Đà Lạt thường có mưa vào buổi chiều đến tối, khí hậu mát mẽ dễ chịu và đây cũng là mùa du khách đi du lịch Đà Lạt nhiều nhất năm.
4.. Lịch sử hình thành và phát triển.
Cao nguyên trung phần Langbiang trước thời điểm năm 1983 là địa bàn cư trú chủ yếu của người dân tộc K'Ho. Người Việt Nam đầu tiên có ý định khám phá vùng đất cao nguyên hùng vĩ này là ông Nguyễn Thông, nhưng do nhiều lý do khách quan nên đến cuối đời ông vẫn chưa thực hiện được ý định của mình. Mãi đến tháng 8 năm 1993, một bác sĩ người Pháp là Alexandre Yersin đã thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên đến vùng đất này với nhiệm vụ là tìm ra một địa điểm có khí hậu tương đồng với nước Pháp, nhằm xây dựng trạm nghỉ dưỡng cho quân nhân người Pháp tại Việt Nam.
Từ ngày 8 tháng 4 đến ngày 26/6/1983 bác sĩ Yersin đã thực hiện ba chuyến tham hiểm đến vùng đất này, sau đó ông đã ghi chép và đánh giá về tài nguyên ở khu vực này như: Lâm sản, khoáng sản, khả năng chăn nuôi...Với nhu cầu tìm kiếm một cùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với khí hậu của Châu Âu để xây dưng trạm nghỉ mát, toàn quyền Paul Doumer đã viết thư gửi bác sĩ Yersin để hỏi ý kiến về việc sử dụng vùng đất Langbiang này.
Sau đó ngày 1 tháng 11 năm 1899, toàn quyền Paul Doumer đã quyết định thành lập hai trạm hành chính tại Tánh Linh và cao nguyên Langbiang làm tiền đề xây dựng thành phố Đà Lạt sau này. Đến năm 1916 vua Duy Tân ra chỉ dụ thành lập thị xã Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Viên (Lâm Đồng ngày nay). Đạo dụ này được Khâm sứ Charles chuẩn y vào ngày 30/5/1916.
Trong 20 năm từ năm 1900 người Pháp đã cho xây dựng hai tuyến đường từ Sài Gòn và Phan Rang lên Đà Lạt. Hệ thống giao thông thuận lợi đã giúp Đà Lạt phát triển nhanh chóng. Năm 1893, Đà Lạt vẫn còn là một khu vực hoang vắng rất ít cư dân bản địa sinh sống, đến năm 1916, Đà Lạt đã phát triển hơn nhưng vẫn chỉ là một khu thị tứ nhỏ với khoảng 8 căn nhà gỗ tập trung hai bên bờ suối Cam Ly (Sau này là hồ Xuân Hương). Trong 8 căn nhà đó có 9 phòng khách sạn phục vụ các du khách người Pháp nghỉ dưỡng tại đây. Đến năm 1923, đồ án phát triển thành phố Đà Lạt đã hoàn thành và khi đó thành phố này đã có 1500 cư dân.
Đến cuối tháng 10 năm 1920, Toàn quyền Đông DƯơng đã ra sắc lệnh chuẩn y đạo dụ ngày 11/10 cùng năm của vua Khải Định về việc thành lập thành phố Đà Lạt cùng với việc thành lập tỉnh Đồng Nai thường trực tiếp quản lý Đà Lạt. Với tham vọng biến Đà Lạt từ một vùng hoang sơ trở thành một trung tâm nghỉ mát của cả Đông Dương, từ đây Nha giám đốc các sở nhỉ mát Lâm Viên và Nam Trung Kỳ cũng được thành lập. Đứng đầu thành phố Đà Lạt thời gian này là một viên Đốc lý, đại diện của toàn quyền Đông Dương tại Đà Lạt.
Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nước Pháp thất trận trước quân phát xít Đức, nên những người Pháp đang làm việc tại Việt Nam không thể quay trở về nước nên họ đã tập trung chuyển lên Đà Lạt để sinh sống. Từ đây Đà Lạt trở nên sầm uất hơn, các trang trại trồng rau và chăn nuôi được thành lập để cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết cho người Pháp tại đây.
Theo địa phương chí Đà Lạt, đến năm 1953 thị xã Đà Lạt được gọi là vùng đất Hoàng triều cương thổ, có diện tích rộng 67 km² với dân số 25 041 người.
Sau khi hiệp định Geneve được ký kết vào năm 1954, dân số Đà Lạt bắt đầu tăng lên nhanh chóng bởi lượng người di cư từ miền Bắc vào. Dưới chính quyền của Miền Nam, Đà Lạt đã phát triển như một trung tâm giáo dục khóa học lớn của Việt Nam.
Trong thời gian này nhiều cơ sở và trung tâm nghiên cứu được thành lập như Viện Đại học Đà Lạt ( Thành lập năm 1957), Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (Thành lập năm 1959), Thư viện Đà Lạt (Thành lập năm 1960), trường Đại học Chiến tranh Chính trị (Thành lập năm 1966), trường Chỉ huy và Tham mưu (Thành lập năm 1967). Các công trình phục vụ cho nhu cầu nghỉ mát và du lịch tiếp tục được sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, chùa, tu viện, nhà thờ được xây dựng mới...và Đà Lạt cũng là địa điểm hấp dẫn với các văn nghệ sĩ tìm nơi yên bình để sáng tác.
Sau giải phóng, với sự rút đi của quân đội và bộ máy chính quyền của miền Nam, nhưng lại được bổ sung bởi người di cư và bộ máy chính quyền mới nên dân số Đà Lạt vẫn ở mức ổn định là 86 000 người. Du lịch Đà Lạt trong thời gian này hầu như bị lãng quên. Nhưng đến những năm 1980 và thập niên 1990 hàng loạt các khách sạn và nhà hàng được sửa chữa và xây dựng mới, nhiều biệt thự được đưa vào phục vụ khách du lịch...Đà Lạt lại trở về thời hoàng kim của nghành du lịch và trở thành một thành phố nghỉ mát hàng đầu của Việt Nam hiện nay.
4. Kinh tế
Kinh tế chính của thành phố Đà Lạt phụ thuộc vào hai nghành nghề chính đó là du lịch và nông nghiệp. Nghành du lịch Đà Lạt chiếm đến 70% GDP của thành phố. Được ví như một tiểu Paris thu nhỏ, Đà Lạt từng thơ mộng và lãng mạn nhờ cái lạnh và những màn sương mù giăn khắp phố phường. Tuy nhiên thời gian gần đây, với hàng loạt các công trình bê tông được xây dựng, nạn chặt phá rừng thông vẫn tiếp diễn đã dần đến nhiều hệ lụy, khiến Đà Lạt đang dần mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của nó. Du lịch Đà Lạt là một thế mạnh kinh tế của thành phố cao nguyên này nhưng nó cũng là một yếu cố khiến thành phố phải thay đổi theo hướng đô thị hóa.
Về Nông nghiệp, với khí hậu mát mẽ quanh năm và đất đai phì nhiêu, màu mỡ, Đà Lạt đang dần khẳng định được thương hiệu nông nghiệp của mình qua các nông sản được trồng và sản xuất theo công nghệ cao như Dâu Tây, Khoai Tây, Hoa, Rau cải...Hiện nay Đà Lạt đang có các khu vực chuyên canh về cây trồng nổi tiếng, tạo lên thương hiệu riêng của thành phố như làng hoa Vạn Thành, làng hoa Thái Phiên, làng hoa Hà Đông, chợ nông sản Trại Mát...
Khác với cách canh tác trồng trọt truyền thống ở các địa phương khác, nông nghiệp ở Đà Lạt được đầu tư bài bản từ nhà kính đến các phương tiện sản xuất và bón phân, tưới nước tự động...tất cả tạo nên một chuỗi sản xuất khép kín, tiết kiệm chi phí và sức người. Bên cạnh đó nền nông nghiệp công nghệ cao của Đà Lạt còn tạo ra được rất nhiều sản phẩm siêu sạch, không dùng thuốc bảo vệ thật vật cũng như các loại phân bón hóa học nguy hiểm khác.
Tính đến năm 2015, diện tích gieo trồng cây hàng năm ở Đà Lạt đạt 120 134 hecta. Tăng 24 000ha so với năm 2005, quy mô diện tích cây trồng hàng năm đều tăng trung bình khoảng 4,6%.
___________________________________________________________________________________________
Comments