Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ lớn nhất của toàn Giáo phận Đà Lạt cũng là một trong những công trình kiến trúc cổ đầu tiên được người Pháp xây dựng. Nhà thờ tọa lạc tại đường Trần Phú trung tâm của thành phố Đà Lạt, đối diện là đường Lê Đại Hành.
Lịch sử xây dựng nhà thờ Con Gà Đà Lạt
Gắn liền với lịch sự phát triển của thành phố Đà Lạt, nhà thờ Con Gà là một trong những dấu mốc quan trọng của sự hình thành và phát triển đó.
Sau khi bác sĩ Alexandre Yersin tìm ra thành phố Đà Lạt vào tháng 6 năm 1893, linh mục Robert thuộc giáo hội công giáo Paris đã đến đây để nghiên cứu và truyền giáo cho các tộc người thiểu số nơi đây. Đến năm 1917, một linh mục khác có tên là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt để tìm kiếm một địa điểm xây dựng một viện nghĩ dưỡng cho các giáo sĩ và ông đã cho xây dựng một nhà giáo dưỡng ngay vị trí sau nhà thờ con Gà hiện nay. Vào đầu tháng 5 năm 1920, giám mục Quinton giám quản tổng tòa tại Sài Gòn đã ban quyết định cho phép thành lập Giáo Phận Đà Lạt.
Vào ngày chủ nhật 19 tháng 7 năm 1931, nhà thờ con Gà Đà Lạt chính thức được khởi công xây dựng, công trình được chia làm 3 giai đoạn và xây dựng trong suốt 11 năm. Mãi đến ngày 25 tháng 1 năm 1942, nhà thờ đã chính thức hoàn thiện và đưa vào phục vụ giáo dân.
Kiến trúc nhà thờ Con Gà được thiết kế theo các nhà thờ công giáo Roma ở châu Âu, đây là một dạng kiến trúc tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Nền của nhà thờ được thiết kế theo hình chữ thập, có chiều dài 65m, rộng 14m và riêng tháp chuông cao đến 47m. Nếu đứng trên tháp chuông nhà thờ con Gà, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh trung tâm thành phố Đà Lạt, núi Langbiang và các khu vực lân cận khác.
Bên trong thánh đường nhà thờ được chia làm 3 gian, gian lớn ở giữa bao gồm các dãy bàn ghế cầu nguyện, chánh điện và hai gian hai bên là các dãy bàn ghế phụ và lối đi. Trên trần nhà thờ ở phần áp mái là những tấm hính màu được mua trực tiếp từ Pháp đem về lắp đặt, những tấm kính phản chiếu màu sắc của ánh sáng làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần mở ảo.
Và điều đặt biệt lý giải vì sao nhà thờ có tên là nhà thờ Con Gà, bởi phía trên đỉnh của tháp chuông được đặt một bức tượng con gà bằng đồng đen, đây là biểu tượng linh vật của nước pháp, gà trồng Goloa, đừng từ xa cách tháp chuống khoảng 100m bạn có thể nhìn rõ về tượng con gà trống tọa lạc trên cây thánh giá của tháp chuông này.
Mỗi dịp lễ Giáng Sinh mỗi năm, nơi đây thu hút hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến tham dự lễ. Những ngày thường bạn có thể ghé vào nhà thờ tham quan miễn phí, nếu vào đúng dịp nhà thờ đang làm lễ, bạn có thể vào khu thánh đường để chiêm ngưỡng toàn bộ kiến trúc bên trong của nhà thờ.
Comments