Đà Lạt, vùng đất bình yên, lặng lẽ giữa cao nguyên Lâm Viên. Thiên nhiên và đất trời đã ưu đải cho vùng đất này khí hậu ôn hòa, con người thanh nhả. Phải chăng vì lẽ đó nên Đà Lạt là vùng đất tập trung rất nhiều các tôn giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Cao Đài Giáo...Ẩn sâu trong núi rừng ngàn thông là những công trình tôn giáo đầy màu sắc ấn tượng. Những công trình kiến trúc này phản ánh văn hóa, nếp sống của mỗi người dân theo đạo tại Đà Lạt và theo tháng năm vẫn mãi trường tồn.
Thánh thất Cao Đài Đà Lạt trước đây thuộc Tộc đạo Đà Lạt, Châu Đạo Lâm Đồng. Trải qua những năm tháng lịch sử thánh thất cao đài Đà Lạt vẫn là một trong những điểm tôn giáo tự hào của người Đà Lạt. Đạo cao Đài và thánh thất cao đài tại Đà Lạt đã trải qua một quảng thời gian nhiều thăng trầm và đầy biến cố.
Thánh thất cao đài Đà Lạt được xây dựng từ năm 1938 vào dịp lễ Sanh Ngọc Ngọ Thanh một chức sắc Cao Đài được tòa thánh Tây Ninh cử lên Đà Lạt truyền đạo. Từ đó ông cũng là người phụ trách công việc của đạo Cao Đài tại khu vực Lâm Đồng.
Tín đồ đầu tiên của đạo cao đài tại Đà Lạt là ông Nguyễn Văn Chất (1891-1972), sau này ông được tòa thánh Tây Ninh cử làm Đầu Tộc Đạo Đà Lạt và cai quản Tộc Đạo Đà Lạt. Sau này, sự phát triển của đạo Cao Đài tại khu vực phường Đa Phước được đẩy mạnh lên nên thánh thất Tây Ninh đã quyết định nâng cấp thánh thất Đa Phước thành trung tâm của đạo Cao Đài tại Tây Nguyên. Tuy nhiên dự án này đã bị ngưng lại do có những biển động của lịch sử sau đó. Vào thời Việt Nam Cộng Hòa, đạo Kitô giáo phát triển mạnh và do sức ép từ chính quyền Ngô Đình Diệm nên đạo Cao Đài nói chung và 1 số đạo khác gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, sau sự kiện đảo chính vào năm 1963 thì Trấn Đạo (Đơn vị hành chính tôn giáo của đạo Cao Đài tương đương 5 tỉnh) đã đặt trụ sở tại Đà Lạt và thời gian này đã thu hút gần 6500 tín đồ theo đạo.
Cho đến sau năm 1975, đạo Cao Đài tại Đà Lạt có sự chửng lại về phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, nhưng đến năm 1997, nhà nước công nhận tư cách Pháp nhân của đạo Cao Đài các tín đồ trong đạo lại vô cùng phấn khởi và tiếp tục các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tại Đà Lạt. Tính đến nay, thánh thất cao đài Đà Lạt đã có 5 họ đạo và quy mô khá lớn với 54 chức sắc và chức việc, hơn 80 000 đạo hữu.
Vào năm 2005, với sự quyết tâm của toàn thế tín đồ, thánh thất Đà Lạt được khởi công xây dựng lại theo mẫu số 2 của tòa thánh Tây Ninh với tổng diện tích xây dựng là 1627m vuông. Tổng chi phí cho toàn bộ công trình là 7 tỷ đồng và công quả của hàng ngàn công thợ và tín đồ giúp sức. Đến ngày 30/10/2010 thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã được khánh thành và trở thành một trong những cơ sở tôn giáo Cao Đài lớn nhất Việt Nam.
Đặc sắc kiến trúc.Tọa lạc trên ngọn đồi có diện tích 10 hecta và chung quanh được che phủ bởi những rặng thông xanh mướt tạo nên một vẻ ngoài rất trang nghiêm và thanh tịnh. Ấn tượng đầu tiên của du khách khi đặt chân đến thánh thất Cao Đài Đà Lạt đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan và kiến trúc tôn giáo. Thiết kế của thánh thất Đà Lạt được cho là phiên bản 2 của thánh thất Tây Ninh nên về cơ bản có cấu trúc chung của ngôi đền thánh, đầy đủ Tam Đài là: Hiệp Thiên Đài (Phía trước), Cửu Trùng Đài (Ở giữa) và Bát Quái Đài (Phía sau).
Ấn tượng kiến trúc tôn giáo đầu tiên khi du khách bước chân vào thánh thất đó là có 4 cột trụ gọi là cột Long hoa đặt phía trước, hai bên là 2 cột song song, 1 bên đắp hình rồng đỏ, 1 đắp hình hoa sen gọi là Long Hoa. Phỏng theo những điển tích trong đạo Cao Đài , 4 cột trụ Long Hoa tượng trưng cho Đại hội Long Hoa, 1 giai đoạn chuyển kiếp tiến hóa của nhân loại. Phía giữa lối vào là một bức họa, vẽ 1 bàn tay từ trong mấy đưa ra cầm một cán cân đặt trên quả địa cầu, gọi là hình tượng Cân Công Bình, tượng trưng cho công lý, phán xét công trị của con người trước khi được chuyển kiếp, tiến hóa. Để vào được thánh thất cao đài Đa Phước, du khách và tín đồ theo đạo phải bước qua 5 bậc thềm, tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo và 5 bước tiến của nhân loại theo quan điểm của đạo Cao Đài: Nhân, Thần, Thánh, Tiên Phật.
Qua 5 bậc thềm của lối vào chính là khu vực Tịnh Tâm Điện, gian trong là Chánh Điện phía sau bức tranh Tam Thánh Cao Đài, đối diện với bàn thờ Thượng Đế là bàn thờ Hộ Pháp vẽ hình chữ Khí bằng chứ Hán mà không đắp tượng hộ pháp Phạm Công Tắt như ở tòa thánh Tây Ninh.
Hiệp Thiên Đài hiện ra trước mắt du khách, nổi bật với 2 lầu chuông, trong cao vút, mỗi lầu cao 18m, gồm 5 tầng, có nét giống với kiểu tháp chuông của nhà thờ công giáo. Cửu Trùng Đài thì nằm giữa chánh điện, nối liền Hiệp Thiên Đài với Bát Quái Đài. Khu vực này có 6 cột trụ phân làm hai bên, phía dưới mỗi cột trụ trang trí một đóa hoa sen màu đỏ.
Bát quái đài nằm phía cuối của Thánh Thất với 8 cột trụ rồng xếp thành bát quái và có một bàn thờ lớn với 5 bậc: Bậc 1 là hình Thiên Nhãn lớn tượng trưng cho thượng đế, kế dưới là ngọn đèn Thái Cực không bao giờ tắt ánh sáng; Bậc 2 thờ 3 vị giáo chủ của 3 tôn giáo lớn là : Đức phật thích Ca của Phật giáo, Lão Tử của Đạo Giáo, Khổng Tử của Nho Giáo. Bậc 3 thờ Quan Âm Bồ Tát, Đại tiên Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế Quân, đây là 3 vị đại diện cho Tam Giáo trong đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ theo giáo lý của đạo Cao Đài; Bậc thứ 4 thờ chúa Ghê Su của Kitô và bậc thứ 5 thờ Khương Tử Nha giáo chủ của Thân Đạo.
Ngày nay thánh thất Cao Đài Đà Lạt đã và đang là một điểm sinh hoạt văn hóa tôn giáo lớn của các tín đồ đạo Cao Đài khắp miền Tây Nguyên. Đây cũng là một trong những điểm nhấn trong tour du lịch văn hóa, 1 điểm lạ của du lịch Đà Lạt luôn chào đón du khách tìm hiểu và ghé thăm khi đến với thành phố Đà Lạt.
___________________________________________________________________________________________
Tham khảo các công trình kiến trúc khác
Comments