Nhà thờ Cam Ly được xây dựng bởi nhà thầu tư nhân là ông Nguyễn Thanh Hồ, nhà thờ khởi công từ năm 1960 đến năm 1968 thì hoàn thành và đưa vào phục vụ giáo dân. Nhà thờ Sơn Cước được xây dựng dưới sự chấp pháp của linh mục người Pháp Boutary, ông đã có một thời gian dài gắn bó với người đồng bào thiểu số K'Ho bản địa nơi đây.
Tổng quan về kiến trúc của nhà thờ Cam Ly
Về tổng quan, nhà thờ Cam Ly Đà Lạt được thiết kế cách điệu từ mái nhà Rông truyền thống của đồng bào thiểu số vùng Tây Nguyên và được thể hiện rõ nét qua cách thiết kế và thi công của trường phái kiến trúc thô mộc. Nhà thờ Cam Ly có sự kết hợp hài hòa giữa nền tản kiến trúc Pháp và kiến trúc truyền thống của đồng bào thiểu số nơi đây.
Mặt bằng của nhà thờ Cam Ly vẫn là hình chữ nhật với diễn tích là 324m vuông, trong số đó có 1/3 diện tích sàn được dành cho thành đường và phần còn lại được sử dụng làm nơi dành cho tín đồ.
Nhìn từ khu thánh đường, mái của nhà thờ Cam Ly cao đến 17m được thiết kế để liên tưởng đến mũi tên bay vút lên trời cao; Phần mái nhà thờ Cam Ly nhìn từ xa trồng giống như một lưỡi búa khổng lồ vắt ngan đồi, đây cũng là hình tượng các loại vũ khí thô sơ gắn liền với người đồng bào thiểu số nơi đây.
Về nền tản kết cấu của nhà thờ Cam Ly là hệ thống khung cột được đúc bằng bê tông cốt thép, trần để thô không tô lán, tường của nhà thờ được ốp đá dày đến 40 phân, cao 2m và bên trên của tường ốp đá là hàng kính màu được mua trực tiếp từ Pháp.
Tất cả các lối đi lại trong nhà thờ Cam Ly Đà Lạt đều được lát đá. Cột nhà hai bên bên cao 3m và kích thước của mỗi cột là 20 x50cm, được thiết kế chặt chẽ với kết cấu đỡ mái với hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12cm. Với thiết kế mái ngói dốc đứng như nhà Rông truyền thống, các kiến trúc sư đã phải đặt riêng cho nhà thờ Cam Ly 80 000 viên ngói độc đáo, có gờ móc và đục lỗ để luồn dây kẽm buộc chặt vào đòn tay.
Bên trong thánh đường nhà thờ được trang trí khéo léo với việc sử dụng các tấm kính màu để đón nhận ánh sáng tự nhiên chiếu qua, những ánh sáng xuyên qua các tấm kính trông rất huyền ảo với các hình hoa văn của dân tộc là các hình tam giác cân, hình vuông... Đồi với người đồng bào thiểu số nơi đây, hình tam giác cân là biểu tượng cho sự ưu việt của Chúa trời, hình vuông là biểu tượng của trái đất được bao quanh bởi các hành tinh: Kim, Mộc và Mặt trời. Trên thánh đường có một bàn thờ Chúa dài 3.9m và rộng 0.9m, được làm từ gỗ của một cây thông già được lấy từ đỉnh núi Langbiang huyền thoại, cây gỗ này đã được đồng bào thiều số ở đây hong khô hơn 15 năm trước khi được sử dụng xây dựng nhà thờ. Bên dưới cây thánh giá, trên bức tường được ốp bằng đá có gắn 3 cái sừng trâu. Đối với người đồng bào thiểu số nơi đây, con trâu vừa là bạn trong sản xuất mùa vụ, vừa là vật tế lễ thần linh khi được mùa màn bội thu.
Ở phía trước thánh đường nhà thờ Cam Ly, có hai con thú: Con cọp là biểu tượng của sức mạnh và con chim Phượng Hoàng là biểu tượng của sự thông thái. Người K'Ho bản địa nơi đây chỉ cảm thấy an toàn khi có con Cọp canh giữ nhà thờ và con chim Phượng Hoàng sẽ cảnh báo từ xa. Ngoài ra, hai con thú này cũng có tượng trưng cho ý nghĩa tôn giáo: Người nguyên thủy xa xưa thường có bản năng hoang dã như con Cọp, nhưng khi được hoàn thiện bởi Chúa trời, chúng trở nên khôn ngoan như con chim Phượng Hoàng.
___________________________________________________________________________________________
Comments