Có rất nhiều ca sĩ nổi tiếng đã được sinh ra hoặc sinh sống từ nhỏ tại mảnh đất sương mù. Ngoài Khánh Ly và Thanh Tuyền có thể kể thêm anh em nhà ca sĩ Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Bích Chiêu, Anh Tú…
Một trong những người ca sĩ ảnh hưởng lớn đến nền tân nhạc thập niên 80 phải kể đến Tuấn Ngọc, Ông tên thật là Lữ Anh Tuấn là một ca sĩ người Việt nổi tiếng. Ông được xem như một trong những giọng ca nam xuất sắc nhất của tân nhạc Việt Nam. Tuấn Ngọc sinh ra tại Đà Lạt, trong một gia đình nghệ sĩ. Cha của Tuấn Ngọc là nghệ sĩ Lữ Liên, thành viên ban nhạc hài hước AVT. Các anh chị em của Tuấn Ngọc đều là những ca sĩ tên tuổi: Bích Chiêu, Anh Tú, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích.
Tuấn Ngọc đi hát từ rất sớm. Từ khi lên 4 tuổi, anh đã hát trong những chương trình thiếu nhi trên đài phát thanh, cùng thời với những "thần đồng" Quốc Thắng và Kim Chi. Thời gian sau đó anh cộng tác với chương trình dành riêng cho thiếu nhi của cặp nghệ sĩ Kiều Hạnh và Phạm Đình Sỹ. Năm 13 tuổi anh đã theo chân các nghệ sĩ lớn tuổi đi hát tại những câu lạc bộ Mỹ, khi còn trong thời kì thưa thớt tại Sài Gòn.
Tuấn Ngọc được nhiều người xem như một giọng ca nam "tượng đài" của nền tân nhạc Việt Nam. "Trường phái Tuấn Ngọc" đã ảnh hưởng tới nhiều ca sĩ thế hệ sau cả ở hải ngoại cũng như trong nước như Nguyên Khang, Trần Thái Hòa, Quang Dũng, Xuân Phú...
Tuấn Ngọc thành hôn với ca sĩ Thái Thảo, con gái nhạc sĩ Phạm Duy.
Gần đây anh có về Việt Nam biểu diễn nhiều lần và đã thu âm hai album tại Việt Nam: Hãy Yêu Nhau Đi 2 và Chiều nay không có em. Đêm diễn chính thức đầu tiên của Tuấn Ngọc diễn ra vào đầu tháng 4 năm 2006 với khoảng 500 khách mời, tại khách sạn Sheraton Saigon. Sau đó là hai đêm diễn khá thành công tại Nhà hát Hòa Bình, Quận 10, vào tháng 8 năm 2006.
Năm 2012, Chương trình In the Spotlight số 1 "Riêng một góc trời" của Tuấn Ngọc diễn ra trong ba đêm tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Mặc dù đã từng trở về Hà Nội biểu diễn nhiều lần, nhưng In The Spotlight số 1 "Riêng một góc trời" là liveshow hoành tráng đầu tiên của Tuấn Ngọc mà anh từng ấp ủ trước đó. Trong chương trình này, Tuấn Ngọc đã kể lại câu chuyện ca hát của cuộc đời mình qua những dấu mốc quan trọng.
Người thứ hai cũng không kém sự nỗi tiếng mà hầu như ai yêu nhạc vàng cũng từng nghe qua giọng ca của bà, đó là ca sĩ Thanh Tuyền, Bà tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1949 tại Đà Lạt, bà là một ca sĩ thành công với dòng nhạc vàng Việt Nam.
Từ mùa hè năm 1964 cho đến đầu năm 1965, tên tuổi Thanh Tuyền đã nổi bật trên các đài phát thanh của miền nam thời đó, một phần do giọng hát thiên phú, một phần do giám đốc hãng dĩa Continental là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc "lăng xê" dòng suối trong của Đà Lạt này trên báo chí cũng như trên đài phát thanh, nên từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới tên Thanh Tuyền nhưng rất ít được nhìn thấy ca sĩ này vì phương tiện truyền thông thời kì đó còn thô sơ.
Năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu đặt chân vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, bà sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's. Đối với những sinh hoạt về đêm của Sài Gòn, Thanh Tuyền đã có một dạo trở thành một tiếng hát rất ăn khách.
Từ năm 1967 - 1968 Thanh Tuyền hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh rất thành công đã trở thành một hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất vào thời gian đó và cho đến ngày nay vẫn được mọi người ngưỡng mộ. Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vào thời kỳ Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông. Vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa nhạc đầu tiên trong đó có nhạc phẩm "Hái Trộm Hoa Rừng" của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở thành "ăn khách" một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác để mời Thanh Tuyền-Chế Linh hát cặp. Năm 2013 Thanh Tuyền đã tổ chức liveshow biểu diễn đặc biệt kỷ niệm 50 năm ca hát tại Việt Nam.
Ca nhạc sĩ Lê Uyên Phương
Người thứ ba không thể không kể đến đó là ca nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941 – 1999) là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc vàng hải ngoại.
Ông tên thật là Lê Minh Lập, sinh tại Đà Lạt. Trong thời kỳ chiến tranh, giấy tờ bị thất lạc, trong hai lần làm lại giấy khai sinh, tên của ông bị nhân viên giấy tờ nhầm thành Lê Minh Lộc rồi Lê Văn Lộc. Từ đó ông giữ cái tên Lê Văn Lộc.
Lê Uyên Phương gặp Lâm Phúc Anh ở Đà Lạt, năm 1968 hai người thành hôn. Họ trở thành đôi tình nhân song ca nổi tiếng. Vì Lâm Phúc Anh không muốn dùng tên thật nên lấy nghệ danh là Lê Uyên, cắt từ chữ Lê Uyên Phương. Hai người song ca được gọi Lê Uyên và Phương.
Lê Uyên Phương khởi sự viết nhạc từ 1960 với "Buồn đến bao giờ" viết tại Pleiku. Những năm đầu thập kỷ 1970, từ Đà Lạt vào Sài Gòn, Lê Uyên và Phương đã đem một luồng gió mới đến với tân nhạc. Trong những năm khốc liệt nhất của cuộc Chiến tranh Việt Nam, Lê Uyên và Phương, với những ca khúc nồng nàn, khắc khoải đôi khi bàng bạc, triết lý đã được giới trẻ đón nhận nồng nhiệt. Lê Uyên Phương đã viết nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như: "Bài ca hạnh ngộ", "Còn nắng trên đồi", "Dạ khúc cho tình nhân", "Lời gọi chân mây", "Vũng lầy của chúng ta"...
Năm 1979, hai vợ chồng Lê Uyên Phương rời khỏi Việt Nam và định cư tại nam California, Hoa Kỳ. Họ có hai con gái là Lê Uyên Uyên và Lê Uyên My. Sau 15 năm chung sống, khoảng 1984, 1985 cuộc hôn nhân của hai người tan vỡ.
Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 1999 tại bệnh viện UCI (University of California, Irvine) vì bệnh ung thư phổi.
Ca sĩ Khánh Ly không sinh ra ở Đà Lạt, nhưng bà lại có một thời gian dài sinh sống tại đây và bà luôn xem đây là quê hương thứ hai của mình. Khánh Ly sinh ra tại Hà Nội, tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, cũng có khi cô lấy tên Phạm Thị Lệ Mai theo họ Phạm của người cha dượng. Năm 1956, Lệ Mai theo mẹ di cư vào Đà Lạt.
Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi nhưng Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây của nhạc sĩ Anh Việt nhưng không được giải gì. Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau "thần đồng" Quốc Thắng.
Năm 1962, Khánh Ly thực sự bước chân vào sự nghiệp ca hát, cô hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Cuối năm đó cô chuyển lên sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó còn chưa nổi tiếng, ông mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Lúc đó, vì không muốn rời Đà Lạt nên Khánh Ly từ chối lời đề nghị của người nhạc sĩ trẻ đó.
Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời không công và không thù lao cho sinh viên tại Quán Văn (mà theo Khánh Ly, đó là một quán lá sơ sài dựng trên một nền gạch đổ nát) nằm trên bãi đất rộng sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Họ tiếp tục trình diễn khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong sân cỏ trường đại học, nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ". Khánh Ly chính là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tổ chức sô (show) diễn riêng của mình.
Đầu năm 2015 vừa qua, Khánh Ly đã có dịp quay trở lại Đà Lạt để làm một thướt phim tài liệu về cuộc đời ca hát của bà, bà đã đến những địa danh ngày xưa với bao kỷ niệm thời thơ ấu của bà như Nhà Thờ Con Gà, Cà Phê Tùng, hồ Xuân Hương.... Ca sĩ Lệ Thu.
Ngoài những cái tên quen thuộc hầu hết với khán giả như Tuấn Ngọc, Thanh Tuyền thì công chúng yêu nhạc TP.HCM những năm cuối thập niên 80, đầu 90 không nhiều người nhớ cái tên Lê Thu Nguyên. Thật ra đó chính là Lệ Thu, nữ ca sĩ một thời được xem là quậy trên sân khấu không kém ca sĩ Ngọc Ánh. Ca sĩ Lệ Thu là người Đà Lạt và bắt đầu lên Sài Gòn khi học tại trường đại học Mỹ thuật. Chính nhạc sĩ Dương Thụ đã “phát giác” ra giọng hát Lệ Thu và đưa cô vào nhóm Ca khúc mùa hè. Bắt đầu từ đây Lệ Thu nổi lên là một giọng ca chuyên trị những tình khúc và rất có sở trường ở những ca khúc Pháp lời Việt. Những bài được nhớ nhất của Lệ Thu là Paroles Paroles, Comme Toi… Năm 1995, Lệ Thu sang định cư tại Pháp và rất ít khi quay lại với âm nhạc.
Nhạc sĩ Dương Thụ được xem là người phát hiện ra nhiều giọng hát đẹp và một trong những giọng ca đẹp nhất được ông đưa ra ánh sáng là Nguyên Thảo. Năm 2003, Nguyên Thảo từ cao nguyên xuống và 3 năm sau có trình làng album đầu tiên, Suối và Cỏ, lúc này công chúng mới biết mình đã tìm thêm được thêm một giọng ca yêu thích. Nhạc sĩ Phạm Duy từng gọi Nguyên Thảo là “ngôi sao ẩn danh”. Đó có lẽ là tên gọi thích hợp nhất với cô ở nhiều tầng nghĩa. Một tài năng bên hồ, một tài năng chỉ hát những gì mình thích.
Nguyên Thảo nằm trong bộ tứ Đà Lạt hiện nay được công chúng nghe nhạcyêu mến. Ba người còn lại gồm Xuân Phú, Đình Nguyên và Trọng Bắc, ai cũng đều có những con đường ca nhạc thành công. Xuân Phú hiện là một ca sĩ phòng trà nổi tiếng ở TP.HCM, một trong ít những ca sĩ có lượng khán giả riêng của mình. Đình Nguyên từng đoạt giải 2 tiếng hát Truyền hình năm 2004 và từ đó đến nay anh đã ra 4 album. Trọng Bắc thời gian gần đây được nhiều chú ý và được kỳ vọng sẽ là người nối bước và sẽ thành công hơn Xuân Phú bởi anh cũng là người có chất giọng trầm, ấm và nam tính.
DU LỊCH ĐÀ LẠT - DALATTRONGTOI.COM
___________________________________________________________________________________________
Comments