Xem thêm : Top 6 tours Đà Lạt trong ngày hấp dẫn nhất 2019
Hương xưa Đà Lạt có thể được thể hiện qua những công trình kiến trúc cổ nhất của Đà Lạt như Rạp Hòa Bình, hay đơn giản chỉ là quán cà phê vợt lâu đời vô cùng bình dị lại vô cùng gây thương nhớ, hay hương xưa Đà Lạt còn thể hiện qua những con dốc vắng mang hơi hướm núi rừng hoang dại đầy thông và sương mãi tận 10h trưa mới dần tan trong ánh nắng vàng len lỏi. Hay hương xưa Đà Lạt còn thể hiện qua những khu chợ thưa vắng người ở thập niên những năm 80-90.
Kỳ này Đà Lạt Trong Tôi Travel xin giới thiệu đến các bạn những nét hương xưa đặc trưng khác được thể hiện qua những con đường và những khu chợ.
Chợ Âm Phủ - Đà Lạt xưa
Thật không thể chối từ sức hấp dẫn của Chợ Âm Phủ Đà Lạt ngày nay. Không thể phủ nhận “độ hot” của một địa điểm mà bất kỳ ai ghé thăm Đà Lạt cũng đều ưu tiên đặt chân đến để checkin. Có lẽ mọi người vẫn thường truyền tai nhau về một Đà Lạt xinh đẹp yên bình chợ Âm Phủ với vô vàn điều đặc trưng riêng biệt mà những thành phố du lịch khác không có, hoặc nếu có thì cũng không thể nào nhầm lẫn với Khu Chợ Âm Phủ của Đà Lạt, thế thì không biết ngày xưa khu chợ này trông như thế nào? Giống và khác ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Khu vực Chợ Đà Lạt xưa- Ảnh : Sưu tầm
Ngược dòng thời gian, quay về Đà Lạt năm 1929, có một khu chợ chỉ được dựng lên bằng cây tại vị trí rạp chiếu phim của khu Hòa Bình thời nay. Còn được gọi là Chợ Cây.
Năm 1937 xảy ra một vụ cháy ở chợ Cây, sau đó được xây dựng lại bằng xi măng. Tới năm 1958 chợ Đà Lạt được khởi công xây dựng với quy mô lớn với thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức, tới năm 1960 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Theo dòng thời gian trôi, dựa trên nhu cầu người dân ngày càng đông đúc, phát triền thì chợ cũng được cải tổ cho chỉnh chu phần mặt tiền, và vòng xoay khu công viên trước chợ, cùng cầu nổi bằng bê tông trở thành một tổng thể kiến trúc đơn giản, nhưng vô cùng vững chải đã làm nên ngôi chợ Đà Lạt 3 tầng dưới các bàn tay tài hoa và trí tuệ hơn người của đội ngũ kiến trúc sư, trong đó có kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ đã biến Chợ Đà Lạt thành một khu Chợ khang trang, bề thế là một trong những chợ có lầu đầu tiên ở nước ta.
Chợ Đà Lạt thập niên 60 thế kỷ trước là nơi giao thương, mua bán tấp nập của thành phố, nhưng vẫn toát lên dáng vẻ bình dị.
- Hình ảnh quen thuộc của Đà Lạt xưa - Ảnh : Sưu tầm
Ngày nay chợ được bày bán các mặt hàng hoa quả, đặc sản, vải vóc, len dạ,… rất đa dạng và phong phú, nổi bật nhất vẫn là các sản phẩm của phố núi như các loại rau củ quả xứ lạnh như khoai tây, cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ, bơ trong đó có những đặc sản nổi tiếng như dâu tây, hồng giòn, atiso, chuối laba… Cùng với các sản phẩm từ len, dạ … thu hút đông đảo du khách cũng như người dân địa phương.
Hiện tại Chợ đã ít nhiều thay đổi, lượng khách du lịch phương xa đổ về Đà Lạt ngày càng tăng ít nhiều đã làm thay đổi hình ảnh dung dị của khu chợ năm nào.
Cung đường Đà Lạt xưa
Cũng như Chợ Đà Lạt thì các con đường xưa cũng mang nhiều thương nhớ cũng như luôn là nơi để lại vô vàn những cảm xúc cho tất cả những ai yêu Đà Lạt.
Cách đây chừng 30-50 năm, khi chưa bước vào vòng xoáy đô thị hóa, Đà Lạt mang hình ảnh thành phố đơn sơ, không có những công trình kiến trúc mới, không tấp nập du khách ghé thăm... thể hiện rõ nét qua những cung đường uốn lượn đầy thông và rất thưa bóng người.
Những con đường xưa của Đà Lạt thưa vắng bóng người - Ảnh : Sưu tầm
Đường phố khu vực trung tâm Đà Lạt cách đây chừng 50 năm về trước mang nét đẹp cổ điển, đồng bộ về kiến trúc. Khi chưa bị đô thị hóa, góc phố Đà Lạt đặc trưng với những ngôi nhà kiểu Pháp, biệt thự cổ nằm trọn giữa rừng thông xanh giữa những làn sương mộng mị mãi 10h trưa mới tan. Để thấy được vẻ đẹp mơ hồ, ảo ảnh lan tỏa giữa sương và nắng và giữa những cánh rừng thông bạt ngàn trên sườn đồi.
Hình ảnh những ngôi nhà ngói thấp thoáng trong sương sớm ngày xưa - Ảnh : Sưu tầm
Những con đường của thành phố mờ sương ngày nay đã thay đổi nhiều, đã trở nên đông đúc, bên cạnh các nhà hàng, khách sạn, quán xá nhộn nhịp. người tới lui. Hình ảnh những ngôi nhà ngói thấp thoáng trong sương sớm, xen kẽ giữa rừng thông, từng là hình ảnh đẹp đặc trưng của Đà Lạt đang dần được thay thế bằng hình ảnh các công trình kiến trúc hiện đại, những cao ốc lẫn lộn về hình dáng, màu sắc.
Tuy nhiên những gì vốn đã thuộc về ký ức cũng sẽ không có cách gì khiến người ta quên đi, hoặc làm cho biến mất trong tâm trí đã được in hằn bởi những kỷ niệm, những tình cảm dù một thời đã xa.
Còn nữa ...
Đón xem tiếp phần sau nhé !
Xem lại phần 1 : Nhấn vào đây
Comments